Dân chủ, công khai trong thực hiện giải phóng mặt bằng

Monday, 09/19/2016 13:59
Acronyms View with font size
Dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật, xác định những nội dung trọng lâm, trọng điểm tại từng dự án đang được TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện quyết liệt, dứt điểm trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong thời gian tới.

Ảnh minh họa

Khối lượng lớn dự án cần giải phóng mặt bằng

Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của HĐND Thành phố thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2016, theo đó trên toàn dịa bàn Thành phố có 1.153 dự án thu hồi đất, với diện tích đất phải thu hồi là 2.954 ha.

Các dự án chuyển tiếp từ năm 2015 sang năm 2016 hiện đã cắm mốc GPMB đang hoàn thiện thu hồi đất là 267 dự án với diện tích 841 ha, dự án thu hồi đất mới năm 2016 là 687 dự án với diện tích cần thu hồi là 1.727 ha. Địa phương có nhiều dự án cần thu hồi đất là: Long Biên: 27 dự án; Cầu Giấy: 24 dự án; Nam Từ Liêm: 23 dự án; Hà Đông: 24 dự án; Thanh Trì: 24 dự án…

Bên cạnh đó, trên địa bàn Thành phố còn phải triển khai thực hiện các dự án trọng điểm khác của Trung ương và các Bộ, ngành làm chủ đầu tư, như: Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự án Đại học Quốc gia, dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình, dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ; các dự án phát triển lưới điện Quốc gia và Hà Nội...

Giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến Hà Nội cần thực hiện thu hồi đất GPMB tại khoảng trên 2.700 dự án (trong đó có 52 dự án, công trình trọng điểm) của khoảng trên 80.000 hộ dân với diện tích thu hồi gần 6.000 ha đất, số tiền bồi thường, hỗ trợ dự kiến khoảng 60.000 tỷ đồng, bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân.

Mục tiêu Hà Nội đặt ra là hoàn thành GPMB các dự án dảm bảo kế hoạch tiến độ, thực hiện đúng pháp luật; thực hiện việc GPMB xây dựng đường giao thông kết hợp với cải tạo, chỉnh trang tuyến phố. Trong quá trình thực hiện GPMB phải ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, đảm bảo bằng hoặc tốt hơn sau khi thu hồi đất; có cơ chế để người phải di chuyển chỗ ở thực hiện tái định cư tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng nhận nhà hoặc nhận tiền phù hợp với nhu cầu theo khả năng của các hộ dân.

Đặc biệt là hạn chế, giảm dần khiếu kiện, không để phát sinh khiếu kiện phức tạp do nguyên nhân thu hồi đất, GPMB, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

Đổi mới cơ chế, chính sách

Việc tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, quyết liệt, sâu sát với phương châm 5 rõ: “rỡ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, TP. Hà Nội đang đặt giải pháp coi tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm tại từng dự án để chỉ đạo tập trung, quyết liệt, tổ chức thực hiện dứt điểm, có hiệu quả trong công tác GPMB.

Với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, dự án công trình theo tuyến được dự kiến xem xét tách thành tiểu dự án GPMB và phê duyệt để GPMB trước khi tổ chức thực hiện thi công. Những dự án có thể GPMB theo quy hoạch giao cho các đơn vị tổ chức thực hiện GPMB theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án.

Để giải quyết những tồn tại về chính sách, từ năm 2010 đến tháng 6/2016, các Sở, ngành đã trình UBND Thành phố ban hành hơn 3.890 văn bản chỉ đạo trong đó có nhiều chính sách đặc thù để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chính sách GPMB, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân bị thu hồi đất, phù hợp với thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, thời gian tới, căn cứ quy định của Trung ương quy định cụ thể trình tự, thủ tục, Hà Nội sẽ xây dựng và ban hành cụ thể, đồng bộ các chính sách GPMB theo hướng quan tâm hơn đến quyền lợi của người bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các cơ chế, chính sách tập trung nghiên cứu đổi mới, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như: Xác định giá các loại đất và giá tài sản trên đất làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ; xác định giá nhà, giá đất tái định cư; xác định giá đất nông nghiệp nhưng đã xây dựng nhà ở; xác định giá đất và tài sản trên đất mà chưa rõ nguồn gốc đất, không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất; chính sách hỗ trợ di chuyển; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm.

Thành phố sẽ thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy thực hiện công tác GPMB từ thành phố đến cấp huyện theo hướng giảm đầu mối, cải cách hành chính, quy định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, sắp xếp Trung tâm phái triển quỹ dất Hà Nội và các Chi nhánh tại các quận, huyện để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng chuyên nghiệp, hiệu quả, gắn với chính quyền.

Toàn bộ các cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được công khai ngay từ khi bắt đầu triển khai GPMB thực hiện dự án; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả về quy hoạch, về dự án và chính sách đất đai, GPMB, làm tốt công tác vận động khi thực hiện giải phóng mặt bằng.

Quá trình GPMB phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng pháp luật; tăng cường đối thoại với người bị thu hồi đất, giải quyết đơn thư, khiếu nại, kiến nghị ngay từ cơ sở.


Theo chinhphu.vn

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)