Tăng nhanh nguồn cung nhà cho người thu nhập thấp

Tuesday, 03/16/2010 00:00
Acronyms View with font size
Đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 24 dự án chocông nhân được khởi công với tổng số vốn khoảng 2.600 tỉ đồng; 31 dự án nhà ởcho người có thu nhập thấp được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng2.500 tỉ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng là 655.000m2, tương ứng với khoảng7.500 căn hộ.

Dự kiến trong năm 2010, những dự án nhà ở cho công nhân KCN, nhà ở thu nhập thấp đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng như: dự án nhà ở xã hội tại khu ĐTM Việt Hưng (Hà Nội); dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Vĩnh Yên do Công ty cổ phần Bêtông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư (Vĩnh Phúc); và 16 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TPHCM với tổng số khoảng 1.609 căn hộ chung cư...

Do nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp rất lớn, các dự án mới bắt đầu triển khai nên sức ép về cung-cầu càng lớn hơn, cũng xuất hiện những mối lo ngại rằng sẽ có “xin-cho”, có những đối tượng không đủ điều kiện vẫn mua được nhà, trong khi người có nhu cầu thực sự lại không mua được.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có Thông tư 36 hướng dẫn việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị. Cụ thể, quy định chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà giá rẻ, như người thu nhập thấp phải chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội, dưới 5m2/người; chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.

Đối với các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú, phải có xác nhận của cơ  quan, đơn vị hoặc địa phương về thực trạng về nhà ở. Bộ Xây dựng cũng đưa ra các tiêu chí chấm điểm với thang điểm 100, trong đó có 10 điểm là các tiêu chí ưu tiên do địa phương quy định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cho biết: Hưởng ứng chủ trương, chính sách của Chính phủ, Tổng Công ty HUD đã chủ động đăng ký tham gia Chương trình phát triển nhà ở xã hội với nhiều dự án tại một số địa phương trên cả nước như Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thanh Hoá, Đà Nẵng và Bình Dương. Chỉ trong một thời gian ngắn đã khởi công xây dựng một số dự án nhà ở xã hội tại Thanh Hoá và Bình Dương và tiếp tục xúc tiến triển khai các dự án tại các địa bàn khác. HUD lựa chọn áp dụng công nghệ sàn bêtông nhẹ và thép dự ứng lực cho dự án Khu chung cư cho người thu nhập thấp tại phường Phú Sơn, TP Thanh Hoá với những ưu điểm giúp giảm trọng lượng, tăng khả năng chịu lực và độ vượt nhịp lớn, thời gian thi công nhanh và giá thành xây dựng giảm. Tuy nhiên, ngoài những cơ chế ưu đãi của Nhà nước, chính quyền các địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế để có cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ đầu tư như: tạo quỹ đất sạch, cung cấp các công trình kỹ thuật đấu nối,... Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm giá thành nhà ở xã hội.

Lĩnh vực đầu tư nhà ở xã hội là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và lợi nhuận bị giới hạn. Vì thế muốn lôi kéo được doanh nghiệp tham gia phải có chính sách rất mềm dẻo. Hiện Chính phủ đã quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp được hưởng các cơ chế ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; áp dụng thuế VAT 0%; miễn thuế thu nhập DN trong 4 năm đầu; giảm 50% trong 5 năm tiếp theo; được vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất...

Để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển VN nghiên cứu hỗ trợ cho các DN vay tối đa 70% tổng mức đầu tư của dự án, với lãi suất ưu đãi (khoảng  6- 7%/năm), thời hạn vay từ 10-15 năm. Dự kiến trong giai đoạn  2009-2011, NH Phát triển sẽ chi khoảng 10.000 tỉ đồng cho vay lãi suất ưu đãi để làm nhà ở xã hội. Năm 2010, sẽ có khoảng 20-30 dự án được triển khai thí điểm từ nguồn vốn này.

Chính sách nhà ở giá thấp đang đi vào cuộc sống. Việc chọn DN để ưu đãi chính sách nhằm tăng thêm nguồn cung về nhà ở, từ đó giải quyết tình trạng khan hiếm cũng là một mục đích đúng đắn, tránh bao cấp qua giá, ngân sách nhà nước không phải bỏ tiền ra để đầu tư nhà ở xã hội.

KS. Vũ Ngọc Đạm, Sở Xây dựng TP Hà Nội: Các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các đối tượng đã trả nhà ở công vụ... theo quy định của pháp luật về nhà ở.


Sở Xây dựng cũng lập danh sách trình Bộ Xây dựng tìm kiếm nguồn vốn để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2009-2010 với tổng kinh phí 2.475 tỉ đồng để xây dựng 4.900 căn hộ, đáp ứng 22.376 người.


Sở đã xây dựng dự thảo “Quy định về việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hà Nội” hiện đang xin ý kiến góp ý của các sở, ngành trình thành phố ban hành trong tháng 3.2010.

 

Ông Đỗ Thạch Cương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bêtông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai: Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất bêtông dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước, Cty không những tiết kiệm được lao động, chi phí mà còn giảm thời gian thi công từ 25-50%. Thông thường, đổ một khối bêtông cần vài công nhân, lại mất thời gian chờ bêtông khô. Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ mới, Công ty chỉ cần 4 công nhân có thể đổ 1.000m3 bêtông/ngày (tương đương với 20 căn hộ 50m2).


Hơn nữa, sản phẩm này lại được sản xuất tại nhà máy, sau đó được vận chuyển đến nơi thi công để lắp ghép, liên kết với nhau bằng mối nối ướt theo công nghệ của Bỉ nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giá thành.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ này, Vinaconex Xuân Mai còn ứng dụng hàng loạt công nghệ mới vào xây dựng như: cọc cừ dự ứng lực đúc sẵn thay tường baret, sử dụng phương pháp cọc nhồi khi làm móng giúp giảm tới 50% chi phí. Hay như việc sử dụng gạch xây là gạch block thay gạch đỏ (giảm 30% chi phí), sử dụng vữa khô trộn sẵn, cầu thang đổ sẵn… Cách làm này không những tiết kiệm được thời gian, chi phí, số lượng công nhân mà còn có chất lượng cao do các khâu đều có định lượng sẵn.

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)